EnglishKoreaChina

Bước vào ngành tiêu dùng, Nova Consumer kỳ vọng vốn hóa tỷ đô

Trong đợt IPO, Nova Consumer sẽ chào bán 10,9 triệu cổ phần phát hành mới ra công chúng, huy động tối thiểu 474 tỷ đồng để tiến hành thương vụ M&A trong lĩnh vực hàng tiêu dùng.

Thêm một trụ cột của NovaGroup chuẩn bị lên sàn

Sau khi được Ủy ban Chứng khoán cấp phép, Nova Consunmer – được đổi tên từ Anova Corporation – đang thực hiện chào bán cổ phần lần đầu ra công chúng và sẽ thực hiện niêm yết trên HoSE trong đầu năm 2022.

Thương vụ IPO đánh dấu bước chuyển mình của Nova Consumer khi không chỉ dừng lại ở việc cung cấp các sản phẩm nông nghiệp và thuốc thú y như trước đây mà sẽ trở thành một đơn vị hàng đầu trong lĩnh vực sản xuất và phân phối hàng tiêu dùng.

Nova Consumer hiện là một trong những trụ cột của NovaGroup, cùng với Novaland, Nova Service và 5 thành viên mới, kiến tạo hệ sinh thái. Trong đó, Novaland tập trung phát triển BĐS Đô thị, BĐS Du lịch và BĐS Công nghiệp với tổng quỹ đất đã tích lũy và đang nghiên cứu phát triển vào khoảng gần 10.600 ha tính đến cuối năm 2021. Với Nova Service, giai đoạn 2021 – 2026 sẽ có hệ thống trên 10.000 phòng khách sạn, 500 nhà hàng cùng hệ thống siêu thị - điểm bán lẻ rộng khắp các tỉnh thành và sẽ thu hút trên 30 triệu lượt khách sử dụng dịch vụ hàng năm.

Thương hiệu Anova với hơn 30 năm cung cấp các sản phẩm chất lượng cho thị trường trong nước và xuất khẩu là một lợi thế to lớn khác mà Nova Consumer có thể tận dụng để đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng. Bên cạnh đó, hệ thống logistic, kho bãi cùng công nghệ của các thành viên khác góp phần không nhỏ giúp nâng cao hiệu quả hoạt động của Nova Consumer.

M&A để bước vào lĩnh vực hàng tiêu dùng

Trong đợt IPO, Nova Consumer sẽ chào bán 10,9 triệu cổ phần phát hành mới ra công chúng, huy động tối thiểu 474 tỷ đồng để tiến hành thương vụ M&A trong lĩnh vực sản xuất Thực phẩm.

Thương vụ M&A sau IPO giúp Công ty mở rộng mạng lưới phân phối rộng khắp Việt Nam, đặt mục tiêu kỳ vọng là gia tăng số điểm bán hàng lên ít nhất 250.000 điểm trong giai đoạn 2021 – 2025.

Từ năm 2025, Công ty sẽ phát triển mạnh các nền tảng phân phối O2O (Online to Offline), giúp kết nối tốt hơn giữa các nhà phân phối, cửa hàng với Nova Consumer, tạo ra liên kết trực tiếp với 250.000 điểm bán hàng và gián tiếp lên đến trên 400.000 điểm bán hàng.

Song song với mục tiêu gia tăng số điểm bán, Nova Consumer đặt mục tiêu tốc độ tăng trưởng bình quân 50%/năm để đạt doanh thu trên 1 tỷ USD sau 5 năm gia nhập lĩnh vực hàng tiêu dùng. Bên cạnh đó, Công ty sẽ đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu phát triển sản phẩm và M&A để có thể nhanh chóng có danh mục sản phẩm đa dạng, tập trung vào ba nhóm ngành chính: Thực phẩm, Đồ uống và Dinh dưỡng, trong đó các sản phẩm đồ uống năng động, hiện đại sẽ là trọng tâm.

Nova Consumer sẽ sản xuất ra các sản phẩm trồng trọt và chăn nuôi truy xuất được nguồn gốc từ các trang trại tại khu vực phía Nam và Tây Nguyên. Trà và cà phê trồng ở khu vực Tây Nguyên, đặc biệt là trang trại Cầu Đất, sẽ được Nova Consumer sản xuất thành các sản phẩm nước uống đóng chai, hoà tan hay các sản phẩm tiêu dùng khác; nguồn sữa từ trang trại tại Bình Dương sẽ được chế biến thành các sản phẩm sữa trái cây đóng chai hiện đại hướng đến người tiêu dùng.


Nova Consumer sẽ sản xuất ra các sản phẩm trồng trọt và chăn nuôi từ các trang trại tại khu vực phía Nam và Tây Nguyên (Ảnh trang trại chăn nuôi thuộc Nova Consumer hiện đã có tại Hàm Tân, Bình Thuận)

Hướng đến mục tiêu vốn hóa tỷ đô

Các cổ phiếu hàng đầu trong lĩnh vực hàng tiêu dùng luôn được định giá rất cao nhưng trên sàn hiện đang thiếu những lựa chọn hấp dẫn cho nhà đầu tư.

Do vậy những công ty đang quy mô vừa phải nhưng có tham vọng tăng trưởng cao như Nova Consumer chắc chắn sẽ thu hút sự chú ý của nhà đầu tư, đặc biệt là các quỹ lớn. Tính theo giá IPO, định giá của Nova Consumer hiện rơi vào khoảng 5.200 tỷ đồng, mức khá hấp dẫn trên thị trường.

Với chiến lược phát triển như trên, Nova Consumer đặt mục tiêu tăng trưởng lợi nhuận trong giai đoạn 2022 – 2026 từ 4 – 5 lần so với mức 300 tỷ đồng của năm 2021, đạt từ 1.300 đến 1.500 tỷ VND. Với kỳ vọng lợi nhuận và tiềm năng tăng trưởng cùng hệ thống quản trị vững chắc, Nova Consumer có thể đạt đến mục tiêu vốn hoá vượt ngưỡng 1 tỷ USD trong ba năm tới, gấp 4 lần so với hiện tại.

Cùng với tiềm lực tài chính cùng đội ngũ giàu kinh nghiệm M&A, các mục tiêu đầy tham vọng của Nova Consumer hoàn toàn có thể đạt được sớm hơn.

Được biết, Nova Consumer chính thức chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) 10,9 triệu cổ phiếu, với giá chào bán tối thiểu là 43.462 đồng/cổ phiếu. Thời gian đăng ký mua và nộp tiền đặt cọc: Từ 7/2 đến 28/2/2022; Thời gian thông báo kết quả đặt mua cổ phiếu: Dự kiến ngày 04/03/2022.

Buổi “Hội thảo giới thiệu tiềm năng và cơ hội đầu tư vào cổ phiếu Nova Consumer” được phát sóng trực tiếp vào lúc 15h30 ngày 22/02/2022 (thứ ba). Quý Nhà đầu tư tham dự online và đặt câu hỏi tới ban lãnh đạo Nova Consumer thông qua đường link sau: (1) Trực tiếp trên kênh chính thức của Nova Consumer: Tại đây ; hoặc (2) Trực tiếp trên kênh chính thức của CafeF: Tại đây.

Các tin khác